Văn khấn bàn thờ gia tiên trước khi lau dọn, rút chân nhang và di chuyển bàn thờ

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, trước khi lau dọn, rút chân nhang và di chuyển nơi thờ cúng, thì gia chủ cần phải đọc văn khấn bàn thờ gia tiên. Vậy bạn có biết lý do vì sao mình nên đọc văn khấn khi này hay không? Bài văn khấn ấy có nội dung ra sao và nên đọc như thế nào là tốt nhất? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu ngay.

Tại sao nên khấn trước khi chuyển và lau dọn bàn thờ gia tiên?

 

Đọc văn khấn bàn thờ để xin phép ông bà trước khi dọn dẹp
Đọc văn khấn bàn thờ để xin phép ông bà trước khi dọn dẹp

Như chúng ta cũng biết, thờ cúng gia tiên tại nhà là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Ngoài việc thờ phụng ra thì gia chủ còn phải thường xuyên lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Trong trường hợp cần thiết, bạn còn phải di chuyển bàn thờ đến nơi phong thủy hơn. Trước khi thực hiện những công việc này, bạn cần phải đọc văn khấn bàn thờ gia tiên. Theo các chuyên gia tâm linh cho biết đây là một việc làm rất cần thiết vì những lý do sau đây:

  • Đọc văn khấn tạo ra một chiếc cầu nối vô hình giữa thế giới trần tục với thế giới tâm linh. Qua đó nó giúp truyền đạt những suy nghĩ, mong muốn của gia chủ đối với ông bà tổ tiên.
  • Thể hiện sự tôn trọng của gia chủ dành cho người đã khuất khi xin phép ông bà được dọn dẹp và di chuyển bàn thờ.
  • Tránh những điềm xui rủi không đáng có khi di chuyển bàn thờ một cách đột ngột.
  • Mang đến không gian thờ cúng ấm áp và cũng trang nghiêm hơn cho khu vực bàn thờ tại gia.
  • Đem đến sự an tâm, nhẹ nhàng và thanh thản cho gia chủ về mặt tâm linh.

Thời điểm lý tưởng nhất để đọc văn khấn chính là vào lúc sáng sớm hoặc trước 19 giờ tối. Bạn nên lưu ý kỹ khung giờ này để dễ dàng kết nối với gia tiên.

Văn khấn bàn thờ gia tiên trong các trường hợp cụ thể

Hiện nay có rất nhiều bài văn khấn bàn thờ gia tiên được lưu truyền rộng rãi. Mỗi một bài văn khấn như thế sẽ được sử dụng cho từng trường hợp khác nhau. Được sử dụng phổ biến nhất là các bài văn khấn dưới đây. Chúng tôi đã tổng hợp các trường hợp cụ thể cho bạn. Cũng như gợi ý cho bạn loại tủ thờ gỗ gõ đỏ căm xe rất thích hợp cho không gian thờ của bạn.

Văn khấn chuyển bàn thờ 

Gia chủ đang đọc văn khấn chuyển bàn thờ trước mâm lễ vật
Gia chủ đang đọc văn khấn chuyển bàn thờ trước mâm lễ vật

Trước khi chuyển bàn thờ, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ mâm lễ vật. Trong đó bao gồm mâm ngũ quả, hoa tươi, các món cúng mặn, sớ thiên di linh, hai con ngựa giấy, nhang đèn, giấy tiền vàng bạc, gạo, nước, muối, trầu cau và rượu trắng.  Sau khi bày biện vật phẩm lên bàn thờ, bạn cần đọc bài văn khấn dưới đây.

Văn khấn di chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới

“Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (đọc rõ họ của ông bà gia tiên đang được thờ cúng trên bàn thờ) GIA TẠI THƯỢNG.

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH (đọc rõ tên cụ thể của ông bà gia tiên).

Con tên là (đọc rõ họ tên của mình)… Hôm nay là ngày… tháng… năm… nhằm ngày… tháng… năm… âm lịch (đọc đúng ngày dâng cúng lễ), đúng ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ gia tiên đến địa chỉ mới ở… (địa chỉ đặt bàn thờ sau khi di chuyển). Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh và các vật phẩm thờ cúng của ông bà về địa chỉ mới.

Đây là chút lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ dâng cúng ông bà. Cúi mong tổ tiên về thọ lộc và chứng giám ưng thuận cho con di chuyển bàn thờ”.

Văn khấn chuyển bàn thờ từ vị trí cũ sang vị trí mới trong nhà

“Nam mô A Di Đà Phật (đọc rõ 3 lần)!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, cầu mong các vị thần linh và ông bà tổ tiên về đây chứng giám.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (đọc rõ ngày dâng lễ cúng).

Tín chủ con là… tuổi… (đọc đầy đủ tên tuổi của người dâng lễ). Hiện đang trú tại…

Kính cáo liệt tổ liệt tông, hôm nay vì trong nhà có thay đổi vị trí bày trí. Vậy nên con xin làm lễ dâng cúng vật phẩm cho ông bà để đặt lại bàn thờ tổ tiên… (đọc rõ họ của ông bà được thờ phụng) vào nơi mới trong nhà.

Hôm nay là ngày nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị thần đài”  để chuyển bàn thờ gia tiên từ vị trí… (nơi thờ cúng cũ) sang vị trí… (nơi thờ cúng mới). Con kính xin tổ tiên về thụ lộc và chấp lễ cầu cho con chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ… con xin dập đầu kính bái”.

Văn khấn an vị gia tiên

Văn khấn an vị gia tiên được gia chủ đọc khấn bài bản
Văn khấn an vị gia tiên được gia chủ đọc khấn bài bản

Đối với lễ an vị gia tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ: 1 con gà trống luộc, 1 dĩa xôi trắng, 1 nậm rượu trắng, 1 mâm ngũ quả, 1 lọ hoa, 1 đĩa trầu cau giấy tiền, 1 con ngựa giấy, 1 mâm cơm cúng, 1 bát nước sạch và các vật phẩm khác. Khi đã sắp xếp mọi thứ lên bàn thờ, bạn hãy đọc bài văn khấn dưới đây.

Tham khảo thêm: Mẫu tủ thờ gỗ gụ đẹp chất lượng cao giá thành hợp lý, tại chuyên mục trên website của chúng tôi.

Văn khấn yên vị gia tiên

“Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ. Con kính lạy Thổ công, Thổ địa tôn thần, Sơn thần chúa đất, Bản gia Đông trù, Tư mệnh táo phủ, Thần quân, Thổ địa long mạch tôn thần, Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần và Thần tài tiền vị.

Hôm nay ngày…tháng… năm… (Đọc rõ ngày dâng vật phẩm làm lễ an vị)

Gia chủ con là… sinh năm… hành canh… tuổi (đọc đúng thông tin cá nhân của người cúng lễ). Cùng vợ là… sinh năm… hành canh… tuổi. Nam tử/nữ tử… sinh năm…. hành canh… tuổi. Ngụ tại ngôi gia số…

Hôm nay ngày lành tháng tốt, con xin lập bát hương phụng thờ Chư vị tôn thần Hoàng thiên hậu thổ, Thổ công chúa đất, Thần tài, Ngũ phương chi thần vị tiền, Bản gia đông trù, Tư mệnh táo phủ, Thần quân, Bản gia thổ địa long mạch tôn thần, Bản gia ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần.

Tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai, độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử”.

Lời thỉnh Thánh ứng lô Hương

“Kính thỉnh ngài ngũ phương thổ công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất, thần tài tiền vị, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, Thổ địa long mạch tôn thần, Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, lai giám lô nhang (Đọc rõ 3 lần)”.

Văn khấn bao sái bàn thờ 

Văn khấn bao sái bàn thờ được đọc sau khi dâng lễ vật
Văn khấn bao sái bàn thờ được đọc sau khi dâng lễ vật

Đối với lễ bao sái bàn thờ thì các vật phẩm gồm có: 1 đĩa xôi trắng, 1 miếng thịt lợn thái vừa mang đi luộc, 1 đĩa trái cây ngũ quả, 1 ấm chén trà, 3 chén nhỏ rót rượu, 1 bát nước đun sôi để nguội, 3 bộ lễ tiền vàng và 2 lọ hoa đặt 2 bên bàn thờ. Tiếp đến, bạn cần đọc bài văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên như sau:

“Con Nam Mô A Di Đà Phật! (Đọc 3 lần).

Tín chủ tên là… Cư ngụ tại địa chỉ…

Hôm nay ngày… tháng… năm… xét thấy bản thân mình chưa đủ chu toàn nên để hương án bị bụi bặm, tín chủ con xin thành tâm sám hối.

Tín chủ con xin kính cáo với các chư vị (đọc rõ tên thần linh, hộ pháp hoặc gia tiên đang thờ cúng tại nhà), hôm nay chọn được ngày lành tháng tốt xin cho phép tín chủ con được sái tịnh để bàn thờ được trang nghiêm và thanh tịnh nhất. Kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị độ cho chúng con lau dọn được chỉn chu, khang trang mỹ hảo. Cho hương án được an chính vị. Cho âm phần được an yên và cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành. Nếu có gì si mê, lầm lỡ, kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

(Vái tiếp 3 vái rồi kết thúc bài khấn).

Văn khấn xin rút chân nhang

Đối với những ai muốn xin rút chân nhang trên bàn thờ, thì bạn cần đọc bài văn khấn dưới đây. Bởi vì theo tín ngưỡng của người Việt Nam không nên tự ý làm điều gì trên bàn thờ gia tiên.

“Nam mô a di Đà Phật! (Đọc 3 lần).

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật. Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, Ngũ phương Ngũ thổ long mạch, Thổ thần đông trù, Tư mệnh Táo phủ và Thần quân.

Tín chủ con là… Ngụ tại… Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ, mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật! (Đọc 3 lần)”.

Văn khấn rút chân nhang thường được sử dụng vào ngày dọn dẹp bàn thờ cuối năm
Văn khấn rút chân nhang thường được sử dụng vào ngày dọn dẹp bàn thờ cuối năm

Ngày mùng 1 có phải đọc văn khấn gia tiên không?

Như chúng ta cũng biết, ngày mùng 1 là ngày Sóc hay ngày khởi đầu của cả tháng. Tượng trưng cho sự khai mở tốt lành. Ngoài ra thì ngày Sóc còn được xem là ngày để con cháu tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Vậy nên vào ngày này, nhiều người thường dâng cúng vật lễ thịnh soạn cho gia tiên tại nhà.

Cũng giống như các ngày dâng cúng khác, vào ngày mùng 1, bạn cũng phải đọc văn khấn gia tiên. Vì việc làm này sẽ giúp cho bạn dễ thỉnh ông bà về thọ lộc. Đồng thời không làm phật lòng ơn trên.

Bài khấn cúng gia tiên ngày mùng 1

“Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc 3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Hương chủ (chúng) con tên là… Ngụ tại… xã,… huyện,… tỉnh…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. 

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lạy kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc 3 lần)”.

Gia chủ đang đọc văn khấn trước mâm lễ dâng cúng ngày mùng 1
Gia chủ đang đọc văn khấn trước mâm lễ dâng cúng ngày mùng 1

Kết luận

Như vậy, bạn đã được Đồng Tâm chia sẻ chi tiết các bài văn khấn bàn thờ gia tiên cho từng trường hợp riêng. Bạn hãy thực hành tại nhà để xin phép ông bà lau dọn và dịch chuyển bàn thờ linh thiêng. Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc, bạn hãy gọi cho Đồng Tâm để được giải đáp nhanh.