Văn khấn bàn thờ phật tại gia trong những dịp quan trọng 

Vào những ngày quan trọng trong năm, các gia chủ thường dâng cúng lễ vật cho bàn thờ Phật. Lúc này, những bài văn khấn bàn thờ Phật tại gia sẽ được đọc nhẩm trong miệng. Đây được xem là một nghi lễ thỉnh đức Phật về thụ lộc không thể thiếu. Chính vì vậy mà bạn phải đọc đúng bài văn khấn cho từng trường hợp khác nhau. Dưới đây là những bài khấn phổ biến được Đồng Tâm tổng hợp sẵn cho tất cả mọi người.

Bàn thờ phật tại gia có ý nghĩa gì?

Bàn thờ Phật là nơi để gia chủ tu tập và cầu mong mọi điều tốt đẹp đến cho gia đình
Bàn thờ Phật là nơi để gia chủ tu tập và cầu mong mọi điều tốt đẹp đến cho gia đình

Từ xa xưa, việc thờ cúng và đọc văn khấn bàn thờ Phật tại gia rất được xem trọng. Bởi vì việc lập và dâng cúng nơi thờ tự Đức Phật tại nhà có ý nghĩa rất lớn như sau:

  • Giúp gia chủ thể hiện tấm lòng thành kính của mình với Đức Phật. Người đã tìm ra nguyên nhân và cách giải tỏa mọi đau khổ lẫn sự vô minh của con người. Từ đó, dẫn dắt chúng sinh tiến đến bến bờ của sự giác ngộ.
  • Tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn để cân bằng cuộc sống cho chính mình.
  • Xua đuổi luồng vận khí xấu và thu hút luồng vận khí tốt chảy vào nhà. 
  • Cầu mong Đức Phật ban phước lành cho gia đình để gia đạo được bình an, may mắn, hạnh phúc.
  • Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đó là nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp có từ lâu đời.

Văn khấn bàn thờ phật tại gia 

Sau khi lập bàn thờ Phật tại nhà, bạn cần phải tiến hành các nghi lễ cúng bái thường niên. Cũng như đọc văn khấn bàn thờ Phật tại gia để thỉnh chư Phật về thụ lộc.

Văn khấn chuyển bàn thờ

Gia chủ dâng mâm cơm cúng Phật và đọc văn khấn xin chuyển dời bàn thờ
Gia chủ dâng mâm cơm cúng Phật và đọc văn khấn xin chuyển dời bàn thờ

Để chuyển bàn thờ Phật thuận lợi, bạn cần chuẩn bị mâm lễ đầy đủ. Trong đó bao gồm: Mâm cơm chay, hoa quả, trà,… Tiếp đến là dâng mâm cúng lên bàn thờ Phật rồi đọc thầm trong miệng bài văn khấn sau đây:

“Nam mô a di Đà Phật (đọc 3 lần)!

Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tín chủ con là…, tuổi… Con xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư Phật và chư Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị chư Phật, Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. 

Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị chư Phật, Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an. Mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành. Mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý. Tín chủ… cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ!

Nam mô a di Đà Phật (đọc 3 lần)!”.

Văn khấn bao sái bàn thờ

Trước khi dọn dẹp bàn thờ, bạn cần phải đọc văn khấn để trình chư Phật
Trước khi dọn dẹp bàn thờ, bạn cần phải đọc văn khấn để trình chư Phật

Bạn không cần phải bày mâm lễ quá thịnh soạn, chỉ cần đọc văn khấn bao sái bàn thờ. Nội dung như sau:

“Nam mô a di Đà Phật (đọc 3 lần)!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Hoàng Thiên Hậu Thổ, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Long Mạch Thổ Thần, Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Tín chủ tên là… Cư ngụ tại địa chỉ… Hôm nay ngày… tháng… năm…, tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.

Tín chủ xin kính cáo với các chư  Phật là ngày hôm nay xin cho phép tín chủ con được sái tịnh để bàn thờ được trang nghiêm, thanh tịnh. Kính mong các chư vị chứng tỏ và gia hộ.

Mong những vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo. Cho hương án được an chính vị. Cho âm phần được an yên. Cho gia cư được lạc thổ .

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành. Nếu có gì si mê, lầm lỡ, kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Nam Mô A Di Đà Phật (đọc ba lần)!”.

Văn khấn phật rằm tháng 7 

Dâng mâm lễ và đọc văn khấn Phật ngày rằm giúp gia chủ bày tỏ tấm lòng kính hiếu của mình
Dâng mâm lễ và đọc văn khấn Phật ngày rằm giúp gia chủ bày tỏ tấm lòng kính hiếu của mình

Rằm tháng 7 được xem là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Một dịp quan trọng để con cháu bày tỏ tấm lòng hiếu thảo với gia tiên đã khuất. Đồng thời cũng là dịp để mọi người tưởng nhớ đến tích mục Liên Thanh Đề trong Phật giáo.

Vậy nên vào ngày này, các gia chủ thường chuẩn bị một mâm cơm chay cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ và dâng lộc lên Đức Phật. Tiếp đến là đọc bài văn khấn rằm tháng 7 có nội dung như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy… Tín chủ chúng con là… Ngụ tại…

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ địa, ngài Bản Gia Táo Quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giải tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)!”.

Văn khấn Phật lúc giao thừa 

Dâng mâm trà bánh và đọc văn khấn Phật lúc giao thừa là nghi lễ không thể thiếu
Dâng mâm trà bánh và đọc văn khấn Phật lúc giao thừa là nghi lễ không thể thiếu

Giao thừa là thời khắc giao chuyển giữa năm cũ và năm mới. Vì vậy, bạn nên dâng cúng mâm lễ vật gồm bánh trái, hoa tươi, trà quả và một mâm đồ chay để cầu mong Đức Phật gia hộ gia đình trong suốt năm tiếp theo.

Để Đức Phật chứng giám cho lòng thành của mình, bạn hãy đọc bài văn khấn giao thừa sau đây:

“Nam Mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Đức Bồ Tát Quán Thế Âm cứu nạn, cứu khổ chúng sinh.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài cựu niên Hành khiển, cựu Hành binh chi thần, cựu Phán quan.

Con kính lạy ngài đương niên Hành khiển, đương niên Hành binh chi thần, đương niên Phán quan.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm… với năm…

Chúng con là… Sinh năm… Hành canh… Tuổi… Cư ngụ tại số nhà…, ấp/khu phố…, xã/phường …, quận/huyện/ thành phố…, tỉnh/thành phố…

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân.

Nhân ngày ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân.

Tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật, Thánh. Dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ thần linh thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an. Gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần, lạy 3 cái)!”.

Bàn thờ phật nên đặt ở đâu trong nhà?

Bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí trung tâm nhà một cách trang trọng
Bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí trung tâm nhà một cách trang trọng

Theo các chuyên gia phong thủy, bàn thờ phật nên đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng. Đồng thời vị trí đặt bàn thờ phải đảm bảo sự trang trọng, trang nghiêm và hết sức thanh tịnh. Bàn thờ Phật thường sẽ lựa chọn bàn thờ gỗ gõ đỏ để tăng thêm tính trang nghiêm cho không gian thờ.

Ngoài ra thì vị trí đặt bàn thờ phải có hướng quay ra cửa chính căn nhà. Bởi vì đây là nơi mà bạn dễ nhìn thấy Đức Phật để chuyên tâm tu tập. Cũng như là nơi mà các Chư Phật dễ dàng quan sát và độ hộ gia đình.

Căn cứ vào các tiêu chí này, bạn hãy chọn vị trí đặt bàn thờ Phật lý tưởng như sau:

  • Đối với nhà cấp 4, nhà chung cư hoặc 1 tầng đơn: Đặt bàn thờ giữa sảnh nhà hoặc trung tâm nhà. Nơi chư Phật yên vị phải cao hơn đầu người.
  • Đối với nhà nhiều tầng: Bạn nên đặt bàn thờ Phật ở tầng cao nhất trong căn phòng riêng. 

Kết luận

Như vậy, bạn đã cùng Đồng Tâm điểm qua các bài văn khấn bàn thờ Phật tại gia vào dịp quan trọng. Tùy vào từng ngày trọng đại khác nhau mà bạn hãy lựa chọn bài khấn phù hợp. Đồng thời đọc văn khấn thành tâm để bày tỏ tấm lòng thành của mình trước chư Phật, thánh thần. Chúng tôi chuyên cung cấp ban thờ gỗ gụ giá phù hợp nhất thị trường, giao hàng toàn quốc.